Kỹ thuật SEO Video

Không có gì bí mật rằng YouTube là một nguồn lưu lượng truy cập có tiềm năng gần như vô hạn. Hôm nay, chúng tôi cùng các bạn tìm hiểu kỹ thuật SEO Video nhằm tăng traffic.

  • Title chứa từ khóa đặt ngay bên trái, cả có dấu và không dấu
  • Tên tài khoản nên chứa từ khóa
  • Description chứa từ khóa và full url của web của mình
  • Tự comment chứa từ khóa
  • Coment ở các video có liên quan
  • Share trên mạng xã hội: g+, fb, twiter.
  • Cho video lên web của mình
  • Email marketing.
  • Đặt lên 4rum

Những liên kết, hoạt động, chia sẻ của cộng đồng/ mạng xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định thứ hạng trên công cụ tìm kiếm video. Nó bao gồm: Ratings, Favorites, Playlists, Comments, Honors, Views, Embedding, Response Videos, and Linking. Đơn giản nhất bạn hãy vào xem 1 trang video của đối thủ, xem tab “Statistics & Data” và phân tích các yếu tố để từ đó xác định được các yếu tố, phương hướng cần để phát triển và vượt qua họ.

tim-hieu-ve-seo-video

Kích thước video: Không nên tập trung vào wide screen! Mặc dù hiện tại Youtube có hỗ trợ tính năng xuất bản video dưới chế độ wide: 16:9, nhưng bạn vẫn nên để ở dạng 4:3 bởi vì chuẩn 4:3 là định dạng mục tiêu của công cụ tìm kiếm và chuyển đổi.

Trường mô tả: Hãy nhớ rằng YouTube và Google không thể xem hay nghe video của bạn. Điều đó có nghĩa rằng nó dựa rất nhiều vào các văn bản xung quanh video để hiểu được chủ đề của video của bạn. Vì vậy hãy cố gắng tập trung vào phần mô tả của video và đừng quên mật độ từ khóa trong đó, mô tả video cũng như nội dung 1 bài viết của bạn vậy. Độ dài anchor description tối đa 27 ký tự. Chứa 1 URL trong dòng đầu tiên của thẻ mô tả.

“Câu” lượt view từ người dùng: Mạng xã hội là nơi bạn có thể “câu” lượng truy cập vào video của mình rất tốt vì vậy hãy cố gắng có thật nhiều lượt view từ G+, Facebook, Twitter,…

Tăng subscriber: Subcriber và lượt thích là 1 trong những yếu tố Youtube sử dụng để đánh giá chất lượng của 1 video rằng nó hữu ích hay không với người dùng. Vì vậy hãy khuyến khích, đề nghị người xem ấn Thích, Subcibe.

Tạo Playlist: Đừng up video lên rồi để nó nằm ngổn ngang trên kênh Youtube của bạn, hãy sắp xếp vào 1 Playlist. Một playlist cung cấp cho Youtube thông tin chi tiết hơn về chủ đề video của bạn.
Tóm lại: Một khi bạn đã 10 video trong kênh YouTube của bạn, sắp xếp chúng vào playlist theo 1 chủ đề chặt chẽ.

Video Image: Là các hình ảnh dưới dạng thumbnails (1/4 , ½ hoặc ¾) hiển thị các video liên quan.

Chia sẻ, lan truyền: Comment trên các video nhiều người xem và dẫn link về video channel của mình. Tạo 1 đoạn video liên quan, tương đồng với những video nhiều người xem nhưng không copy tiêu đề, mô tả.. để xuất hiện như 1 related video.

Xây dựng liên kết: YouTube sử dụng “nofollow” cho tất cả các tiêu đề video … ngoại trừ những những video trong mục “Hoạt động gần đây”. Nếu có thể bạn hãy cố luôn để video cần seo trong mục này. Độ dài anchor text link trong mục này là 27 ký tự. Xây dựng liên kết đến các video trên youtube từ website (on-page seo) và liên kết đến kênh video cũng giúp cho việc marketing video hiệu quả hơn.

Nhúng video vào trang web: Nhúng video YouTube trên trang web của bạn không chỉ tiết kiệm chi phí về lưu trữ, mà bạn có thể nhận được từ YouTube số liệu thống kê theo dõi miễn phí.

>>> Xem thêm: Tổng hợp tài liệu học SEO

Chúc bạn thành công!

Viết một bình luận