Tổng quan và cụ thể về SEO Onpage

LÀM

Những nội dung cần tránh khi đặt tiêu đề bài viết: chọn tiêu đề không liên quan đến nội dung trang, sử dụng các tiêu đề mặc định hoặc không rõ ràng như “Không có tiêu đề” hoặc tiêu đề không rõ ràng, tạo thẻ tiêu đề duy nhất cho mỗi trang.

1. Tạo một tiêu đề và mô tả cho nội dung trang web

Bạn nên tạo một tiêu đề và mô tả chính xác nội dung trang và truyền đạt hiệu quả chủ đề nội dung trang. Những nội dung cần tránh khi đặt tiêu đề bài viết: chọn tiêu đề không liên quan đến nội dung trang, sử dụng các tiêu đề mặc định hoặc không rõ ràng như: “Không có tiêu đề” hoặc tiêu đề không rõ ràng, tạo thẻ tiêu đề duy nhất cho mỗi trang; sử dụng thẻ tiêu đề duy nhất cho tất cả các trang web của bạn hoặc nhóm lớn các trang, sử dụng các tiêu đề ngắn gọn, nhưng mang tính mô tả; sử dụng các tiêu đề quá dài không có ích cho người dùng; bổ sung các từ khoá không cần thiết trong các thẻ tiêu đề.

2. Tạo thẻ meta description mô tả trang

Thẻ meta mô tả của trang cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm khác bản tóm tắt nội dung trang hoặc bài viết, độ dài tối đa là 160 ký tự.
  • Biện pháp tốt cho các thẻ mô tả là tóm tắt một cách chính xác nội dung của trang. Viết mô tả vừa cung cấp thông tin vừa thu hút người dùng nếu họ nhìn thấy thẻ mô tả của bạn dưới dạng đoạn trích trong kết quả tìm kiếm.
  • Điều cần nên tránh: viết thẻ mô tả không liên quan đến nội dung trên trang; sử dụng các mô tả chung chung như “Đây là một trang web”; chỉ điền các từ khoá vào mô tả; sao chép và dán toàn bộ nội dung của tài liệu vào thẻ mô tả;
  • Nên sử dụng các mô tả duy nhất cho mỗi trang, mỗi trang có một thẻ mô tả khác nhau giúp cả người dùng và Google. Nếu trang web của bạn có hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu trang, các thẻ mô tả được tạo thủ công có lẽ không thể khả thi, trong trường hợp này, bạn có thể tạo tự động các thẻ mô tả dựa trên nội dung của mỗi trang.

3. Cải tiến cấu trúc URL

URL chứa các từ khóa liên quan đến nội dung và cấu trúc trang web của bạn sẽ thân thiện với khách truy cập hơn khi điều hướng trang web của bạn. Khách truy cập sẽ nhớ chúng tốt hơn và có thể sẵn sàng liên kết đến chúng hơn. Cần chú ý là tránh sử dụng các URL dài dòng với các tham số và các ID. Không nên chọn tên trang chung chung như “trang1.html”.. Sử dụng cấu trúc thư mục đơn giản, tổ chức tốt nội dung của bạn và giúp khách truy cập dễ dàng biết vị trí của họ trên trang web của bạn.

4. Cung cấp nội dung chất lượng

Gần đây, Google đã cập nhật thuật toán Panda với phương châm ”cung cấp nội dung tốt nhất cho người dùng”, google hướng đến chất lượng hơn số lượng vì thế nội dung bài viết của bạn phải do chính bạn tạo ra, không nên copy từ các nguồn khác. Tuy nhiên việc tham khảo từ các nguồn khác cũng sẽ giúp bạn có được các ý tưởng cho bài viết. Một số SEOer cao cấp còn có một thủ thuật để vượt qua sự nghiêm cấm copy của Google. Đó là SEO Copyrighting. Các bạn có thể đọc kỹ tại phần kỹ thuật SEO Copyrighting.

5. Sử dụng thẻ tiêu đề một cách thích hợp

Bổ sung các thẻ Heading từ H1- H6 vào bài viết. Các thẻ Heading là phần mà Google chú ý nhất, đây thường là các mục lớn trong nội dung bài viết giúp Google hiểu tổng quan nhất về bài viết bạn đang nói đến những vấn đề gì.

6. Tối ưu hoá việc sử dụng hình ảnh

Khi Insert hình ảnh chú ý đến thẻ Alt của hình ảnh. Miêu tả đầy đủ Alt giúp Google đọc được hình ảnh của bạn. Hãy nhớ rằng Google không đọc hiểu được hình ảnh như con người mà chỉ đọc ảnh thông qua thẻ mô tả ảnh (thẻ Alt) vì vậy hãy điền đầy đủ thẻ mô tả này để Google hiểu được bức ảnh của bạn đang nói về cái gì.

7. Tạo file robots.txt cho website

Tệp “robots.txt” cho các công cụ tìm kiếm biết liệu chúng có thể truy cập và những hạng mục nào trên website, những hạng mục nào bị cấm và nhờ vậy con bot sẽ bò vào thu thập dữ liệu các thành phần trong trang web của bạn theo ý muốn của bạn. Tệp này phải được đặt tên là “robots.txt” và được đặt trong thư mục gốc trên website của bạn.

8. Tạo file sitemap.xml cho website

XML Sitemap là một bản đồ của website, đây là một đường dẫn trên trang web của bạn có đuôi .xml. Khi người dùng nhấn vào đường dẫn này sẽ thấy được toàn bộ các trang có thể truy cập trên trang web của bạn. Việc tạo ra XML Sitemap cũng là việc mà bạn sẽ khai báo cho công cụ tìm kiếm về các trang tồn tại trong trang web của bạn, mức độ bạn cập nhật bài viết như thế nào, mức độ quan trọng của các bài viết trên trang. Tạo ra sitemap không có nghĩa là gia tăng thứ hạng, nhưng nó giúp cho Google hiểu rõ về website của bạn hơn, từ đó xếp hạng từ khóa tốt cho đối với trang web của bạn.

9. Xây dựng liên kết nội bộ 

Con bot của các công cụ tìm kiếm chỉ bò được tới các trang web khác trong cùng website hoặc các website khác khi có các link liên kết đến trang đó. Nghĩa là không có các liên kết thì các con bot của công cụ tìm kiếm sẽ không thể bò sang các web page khác để thu thập dữ liệu của trang khác được vì vậy bạn hãy tạo ra kink liên kết đến một bài viết hoặc một chuyên mục hay tag đã tạo trước đó để tạo “internal link” giúp con bot bò khắp các trang trên website của bạn để index dữ liệu. Mặt khác việc tạo ra các link nội bộ hợp lý cũng là một cách để điều hướng người dùng truy cập trang web của bạn từ web page này đến web page khác để đọc nội dung các trang web trên website của bạn giúp cho bạn giữ chân người dùng ở lại với trang web của bạn lâu hơn. Đây là một trong nhưng yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng của trang web của bạn.

10. Mật độ từ khóa trong bài viết

Bạn nên chú ý lặp lại một cách tự nhiên nhất các từ khóa chính và từ khóa phụ, rải đều trong bài viết., không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa. Bạn nên giữ tỷ lệ 3 – 5% tức là cứ 100 từ thì nên có khoảng 3 – 5 từ khóa bạn cần đặt. Tất nhiên không có công thức nào đúng tuyệt đối với mọi trường hợp cả vì vậy bạn hãy khéo léo đặt các từ khóa trong bài làm sao cho người đọc cảm thấy tự nhiên nhất là OK.

11. Tăng tốc độ website của bạn

Tốc độ website ảnh hưởng rất lớn đến quyết định ở lại trang hay rời bỏ khỏi trang web của người dùng đối với trang web của bạn. Không một ai lại thích vào một trang web có tốc độ chậm như rùa bò cả. theo thống kê cho thấy khoảng 2/3 người dùng sẽ rời bỏ website của bạn nếu tốc độ website vượt qua 5 giây. Tốc độ website cũng là một yếu tố được công cụ tìm kiếm Google đánh giá cao,vì vậy bạn nhớ hãy tối ưu tốc độ cho trang web của mình nhanh nhất có thể nhé!

12. Tối ưu website thân thiện với thiết bị di động

Việc tối ưu website trên các thiết bị di động là một việc bắt buộc đối với website của bạn nếu bạn muốn website của mình có thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm Google vì đây là một yếu tố để Google đánh giá xếp hạng cho các website.

>>> Xem thêm: Tổng hợp tài liệu học SEO

Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *