Từng bước học lập trình php căn bản qua dự án website giới thiệu sản phẩm – Kết nối DB

HỌC

Nội dung kiến thức phần này gồm: – Liên kết file (Require, include). – Biến. – Kiểu dữ liệu. Website giới thiệu sản phẩm là một website động (Có lưu trữ dữ liệu trong DB) nên để PHP có thể kết nối, tương tác với DB (Ở đây là MySQL) thì PHP đã cũng cấp sẳn các hàm để làm việc đó. Bây giờ, các bạn tạo một file dùng để viết mã lệnh PHP kết nối tới DB (Tôi gọi là file connect.php) trong thư mục libraries. Nội dung file libraries/connect.php như sau: <?php //Require require ‘configs/config.php’; //Kết nối $connect = mysql_pconnect(DB_SERVER, DB_USERNAME, DB_PASSWORD) or die(‘Not connected DB!’); $db = mysql_select_db(DB_DATABASE, $connect) or die(‘Not selected DB!’); //Yêu cầu lưu trữ UTF8 (Tiếng Việt) mysql_query(‘SET NAMES UTF8’, $connect); ?> Khối lệnh trên dùng để thực hiện kết nối với MySQL. Trong đó: – Hàm mysql_pconnect dùng để kết nối tới DB với ba tham số lần lượt là tên server chứa DB (Đã khai báo ở hằng DB_SERVER), tài khoản kết nối DB (Đã khai báo ở hằng DB_USERNAME) và mật khẩu kết nối DB (Đã khai báo ở hằng DB_PASSWORD). Nếu kết nối thành công thì PHP sẽ tiếp tục thực hiện các câu lệnh bên dưới, ngược lại nếu kết nối không thành công (Có thể thông tin khai báo bị sai) thì phần lệnh phía sau “die(‘Not connected DB!’)” sẽ được thực thi in ra màn hình câu “Not connected DB!” và PHP sẽ dừng lại tại đây (Tức những câu lệnh bên dưới sẽ không được thực thi). Nếu kết nối thành công thì hàm mysql_pconnect sẽ trả về dữ liệu kết nối và gán vào biến $connect. – Hàm mysql_select_db với hai tham số lần lượt là tên DB kết nối (Đã khai báo ở hằng DB_DATABASE) và dữ liệu kết nối DB (Biến $connect). – Hàm mysql_query dùng để truy vấn câu lệnh SQL “SET NAMES UTF8” với mục đích yêu cầu MySQL lưu trữ dữ liệu theo kiểu UTF8 (Tức là lưu được tiếng Việt). * Liên kết file (Require, include): Phần trước, tôi có tạo một file config.php để khai báo các thông tin cấu hình website. Ở file connect.php này tôi cần sử dụng các thông tin đó dưới dạng các hằng đã được khai báo. Vì vậy, tôi cần liên kết với file config.php đã tạo bằng lệnh require như trên. Vậy, lệnh require các bạn có thể hiểu là dùng để liên kết một file PHP đã tồn tại vào một file PHP khác (Hoặc cũng có thể hiểu là với câu lệnh require như trên thì toàn bộ nội dung file configs/config.php đã nằm ngay tại vị trí câu lệnh). Ngoài lệnh require, chúng ta còn có một lệnh tương tự là require_once với cách sử dụng như require chỉ khác một điều là lệnh require_once có kiểm tra xem file được liên kết đã được liên kết trước đó chưa. Nếu file chưa được liên kết thì lệnh này sẽ liên kết mới, ngược lại thì lệnh này sẽ không liên kết file đó nữa. Có ý nghĩa và tác dụng tương tự lệnh require, require_once tương ứng là lệnh include, include_once. Hai lệnh require và include (Tương tự là require_once và include_once) về cơ bản là giống nhau nhưng có một sự khác biệt nhỏ các bạn có thể tìm hiểu thêm ở liên kết http://php.net/manual/en/function.require.phphttp://php.net/manual/en/function.include.php. * Biến: Ở khối lệnh trên tôi có sử dụng hai biến là $connect và $db. Như vậy, để tạo ra một biến trong PHP các bạn chỉ việc khai báo bằng cách đặt dấu “$” ngay đầu tên biến. Một số lưu ý khi khao báo biến: – Tên biến chỉ chấp nhận các số từ 0 đến 9, ký tự từ a đến z (Kể cả chữ in hoa) và dấu gạch dưới “_”. – Tên biến không được bắt đầu bằng số. – Không đặt tên biến là $this vì biến $this là một biến đặc biệt mặc định của PHP. Ví dụ một số cách đặt tên biến như sau: $a; $_a; $a1; Khi khai báo biến các bạn có thể gán giá trị cho biến bằng toán tử gán “=”. Ví dụ: $a = 1; $b = ‘Hello’; Các bạn có thể tìm hiểu thêm về biến trong PHP ở liên kết http://php.net/manual/en/language.variables.php. * Kiểu dữ liệu: Kiểu dữ liệu trong PHP có thể được chia thành ba nhóm sau: – Nhóm scalar (Vô hướng). – Nhóm compound (Hỗn hợp). – Nhóm special (Đặc biệt). Nhóm scalar gồm: – Boolean: Gồm hai giá trị là “true” và “false”. – Integer: Kiểu số nguyên. – Float: Kiểu số thực. – String: Kiểu chuổi. Đối với kiểu chuổi (String) thì các bạn phải đặt trong dấu nháy đơn hoặc dấu nháy đôi. Dấu nháy đơn hay dấu nháy đôi cũng có một chút khác biệt (Các bạn có thể tìm hiểu thêm). Nhóm compound gồm: – Array: Mãng (Sẽ có một bài giải thích rõ kiểu mãng). – Object: Đối tượng. Nhóm special gồm: – NULL: Kiểu null (Tức là không có gì hết. Lưu ý là khác với chuổi ”). – Resource: Kiểu tài nguyên do PHP tạo ra. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về kiểu dữ liệu trong PHP ở liên kết http://php.net/manual/en/language.types.php.

Tác giả: Lê Trung Hiếu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *