Hệ cơ số 10 (thập phân, Decimal system)
Hệ thập phân là hệ thống số rất quen thuộc, gồm 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Dưới đây là vài ví dụ số thập phân:
N = 199810 = 1×103 + 9×102 + 9×101 + 8×100 = 1×1000 + 9×100 + 9×10 + 8×1
N = 3,1410 = 3×100 + 1×10-1 +4×10-2= 3×1 + 1×1/10 + 4×1/100
Hệ cơ số 2 (nhị phân, Binary system)
Hệ nhị phân gồm hai số mã trong tập hợp
S2 = {0, 1}.
Mỗi số mã trong một số nhị phân được gọi là một bit (viết tắt của binary digit).
Số N trong hệ nhị phân:
N = (anan-1an-2. . .ai . . .a0 , a-1a-2 . . .a-m)2 (với ai∈ S2)
Có giá trị là:
N = an 2n + an-12n-1 +. . .+ ai2i +. . . + a020 + a-1 2-1 + a-2 2-2 + . . .+ a-m2-m
an là bit có trọng số lớn nhất, được gọi là bit MSB (Most significant bit) và a-m là bit có trọng số nhỏ nhất, gọi là bit LSB (Least significant bit).
Thí dụ: N = 1010,12 = 1×23 + 0x22 + 1×21 + 0x20 + 1×2-1 = 10,510
Hệ cơ số 8 (bát phân ,Octal system)
Hệ bát phân gồm tám số trong tập hợp
S8 = {0,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7}.
Số N trong hệ bát phân:
N = (anan-1an-2. . .ai . . .a0 , a-1a-2 . . .a-m)8 (với ai ∈ S8)
Có giá trị là:
N = an 8n + an-18n-1 +an-28n-2 +. . + ai8i . . .+a080 + a-1 8-1 + a-2 8-2 +. . .+ a-m8-m
Thí dụ: N = 1307,18 = 1×83 + 3×82 + 0x81 + 7×80 + 1×8-1 = 711,12510
Hệ cơ số 16 (thập lục phân, Hexadecimal system)
Hệ thập lục phân được dùng rất thuận tiện để con người giao tiếp với máy tính, hệ này gồm mười sáu số trong tập hợp
S16 ={0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F }
(A tương đương với 1010 , B =1110 ,. . . . . . , F=1510) .
Số N trong hệ thập lục phân:
N = (anan-1an-2. . .ai . . .a0 , a-1a-2 . . .a-m)16 (với ai∈ S16)
Có giá trị là:
N = an 16n + an-116n-1 +an-216n-2 +. . + ai16i . . .+a0160+ a-1 16-1 + a-2 16-2 +. . .+ a-m16-m
Người ta thường dùng chữ H (hay h) sau con số để chỉ số thập lục phân.
Thí dụ: N = 20EA,8H = 20EA,816 = 2×163 + 0x162 + 14×161 + 10×160 + 8×16-1
= 4330,510
Like & Share nếu bạn thấy hữu ích! Comment nếu có thắc mắc!Chúc bạn thành công!