1. Cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm.
Một sự thật cơ bản đầu tiên mà bạn cần biết đó là công cụ tìm kiếm của Google không phải là con người. Chính vì thế sẽ có sự khác nhau giữa con người và công cụ tìm kiếm trong việc đánh giá nội dung của một trang web. Mặc dù công cụ tìm kiếm được trang bị các công nghệ rất hiện đại tuy nhiên nó vẫn không đủ thông minh để có thể cảm nhận được vẻ đẹp của một mẫu thiết kế, thưởng thức âm thanh hoặc thấy được chuyển động của một video nào đó. Vì vậy khi công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu của trang web nó chỉ nhìn vào các văn bản cụ thể để cố gắng hiểu được trang web này đang muốn nói về vấn đề gì.1.1. Công Cụ Tìm Kiếm Gồm 3 Bộ Phận Chính:
- Robot (Google Bot) – Bộ thu thập thông tin
- Index – Bộ Phận Lập Chỉ Mục
- Bộ Phận Xử Lí – Tính Toán
1.2. Cơ Chế Hoạt Động Của Google Spider
– Đầu tiên Google Spider sẽ lấy danh sách các máy chủ và trang web phổ biến. Sau đó nó sẽ bắt đầu tìm kiếm với một site bất kỳ, nó đánh chỉ mục các từ khóa trên trang và theo các liên kết (link) tìm thấy bên trong trang web này. Khi Spider xem xét các trang web (định dạng HTML), nó lưu ý: Các từ bên trong trang web & nơi nó tìm thấy các từ đó. Ví dụ: Các từ xuất hiện trong các thẻ tiêu đề, thẻ miêu tả…. nó nhận định đây là phần quan trọng có liên quan đến sự tìm kiếm của người dùng sau này. Vì thế đối với mỗi website Google nó sẽ có nhiều phương pháp để index lại chỉ mục, liệt kê lại các từ khóa chính. Nhưng dù dùng cách nào thì Google cũng luôn cố gắng làm cho hệ thống tìm kiếm diễn ra nhanh hơn để người dùng có thể tìm kiếm hiệu quả hơn hoặc cả hai. – Kế đó Google sẽ xây dựng chỉ mục: Xây dựng chỉ mục sẽ giúp cho các thông tin được tìm thấy một cách nhanh chóng. Sau khi tìm thông tin trên trang web, Google Spider nhận ra rằng việc tìm kếm thông tin trên website là một quá trình không bao giờ kết thúc… bởi vì các quản trị trang web luôn thay đổi thông tin, cập nhật thông tin trên website và điều đó có nghĩa rằng Spider sẽ luôn phải thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu. Giả sử website của bạn làm về ngành du lịch… nó sẽ lưu các chỉ mục trên website của bạn vào ngành du lịch… Nếu site bạn làm về ca nhạc, nó sẽ lưu các chỉ mục trên web bạn vào ngành ca nhạc. – Xử lý và tính toán: Sau khi lập chỉ mục Google sẽ xử lý, tính toán và mã hóa thông tin để lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Và khi có một truy vấn tìm kiếm thì hệ thống sẽ trả về các kết quả có chứa nội dung hữu ích tương ứng với các truy vấn tìm kiếm của người dùng. ==> Việc hiểu rõ cơ chế tìm kiếm của Google sẽ giúp cho các SEOer thêm nhiều kỹ năng để có thể tối ưu website thân thiện với Google nhằm mục đích đưa trang web có thứ hạng cao hơn.2. Các thuật ngữ SEO cơ bản
- CRO: (Conversion Rate Optimization) tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi, biến khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
- CTR: Tỷ lệ nhấp chuột chia cho số lần hiển thị. Ví dụ: nếu bạn có 5 nhấp chuột và 1.000 hiển thị, thì CTR của bạn là 0,5%.
- PR: Pagerank – Chỉ số của Google cho biết mức độ quan trọng của một trang nội dung.
- DA: Domain Authority – Chỉ số cho biết mức độ uy tín và sức mạnh của một website do công ty Seomoz đưa ra.
- Robots.txt – File điều hướng và đưa ra mệnh lệnh cho các bot của máy tìm kiếm.
- Indexing – Chỉ việc một trang nội dung được máy tìm kiếm đưa vào hệ thống của nó (đánh chỉ mục) và sẽ hiển thị khi được tìm kiếm.
- Onpage SEO – Các yếu tố về Seo được thực hiện trên website.
- Offpage SEO – Các yếu tố về SEO được thực hiện ngoài phạm vi website (chỉ việc xây dựng backlink).
- Backlink – liên kết từ một trang nội dung (website) trỏ tới một trang nội dung (website) khác.
- Internal link – Chỉ các liên kết giữa các trang (bài viết) bên trong một website.
- External link – Là những liên kết trỏ ra ngoài không nằm cùng một domain.
- Anchor text – phần chữ dùng để gắn liên kết từ trang này tới trang khác.
- Alt – thẻ mô tả dự phòng cho ảnh.
- Meta Descripton: Thẻ mô tả của website.
- Tittle: Thẻ tiêu đề của website.
- 404 – Mã HTTP từ server cho biết trang nội dung đang được yêu cầu không hề tồn tại.
- Rich Snippets – các thông tin bổ sung cho các kết quả trên trang tìm kiếm. Mục đích làm nổi bật kết quả tìm kiếm, giúp tăng CTR cho website.
- Sitemap – Sơ đồ của website giúp cho người dùng + Spider hiểu được cấp trúc của website và dễ dàng di chuyển bên trong website
- RSS – Hình thức cập nhật tin tức ngay lập tức khi có tin tức mới.
- Domain Age – Tuổi của một tên miền.
- Domain keywords – Tên miền chứa chính xác từ khóa cần SEO.
3. Cấu trúc website chuẩn SEO thân thiện với Search Engine.
Sử dụng chuẩn W3C khi thiết kế trang web: W3C trong thiết kế website là một hệ thống các tiêu chí đánh giá website dựa trên các chuẩn mực liên quan đến HTML, XHTML, SMIL, MathML, CSS … Việc ứng dụng các tiêu chuẩn W3C đem lại cho bạn các lợi ích sau khi thiết kế website.- Website của bạn sẽ thân thiện hơn với các Search Engine đặc biệt là Google.
- Website của bạn được hỗ trợ tốt trên nhiều trình duyệt, bạn không mất nhiều thời gian để chỉnh sửa và tối ưu hóa cho từng trình duyệt.
- Tốc độ load trang nhanh.
- Tương thích với mọi trình duyệt.
4. Tạo và tối ưu website với Blogspot.
4.1. Tìm hiểu về Blogspot
- Blogspot hiện nay một trong những nền tảng blog miễn phí tốt nhất được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Đó là lý do tại sao mà Blogspot đã và đang được nhiều Seoer sử dụng nó phục vụ cho công việc đẩy Keyword lên
- Blogspot là con đẻ của Google, vì thế bạn hoàn toàn có thể sử dụng chính tài khoản Gmail để tạo và quản trị blog.
4.2. Tạo và tối ưu hóa Blogspot
4.2.1. Tạo BlogSpot
Bước 1: Truy cập và tạo blog mới.- Truy cập vào link sau: http://www.blogger.com.
- Đăng nhập tài khoản
- Chọn Blog mới (Blog the new).
Bước 2: Đặt tên Blogspot
- Đặt tên Blog sao cho hấp dẫn và chứa từ khóa là tốt nhất
- Địa chỉ Blog ngắn và chứa từ khóa là tốt nhất
- Tùy chọn theme cho blog
- Click Tạo blog!
- Giao diện quản trị blogspot hoàn toàn bằng tiếng Việt, các bạn có thể dễ dàng tìm hiểu từng mục quản trị một.
4.2.2. Tối ưu hóa Blogspot
- Thay đổi Title của Blogspot
- Từ trang Quản trị => Mẫu => Chỉnh sửa HTML
- Mặc định Blogspot chỉ hiển thị Title của blog trên tất cả các trang hoặc bài viết.
<title><data:blog.pagetitle/></title>
- Nếu muốn lấy Title theo từng bài viết hoặc trang thì thay đoạn code trên bằng đoạn code dưới đây:
<b:if cond=’data:blog.pageType == "index"’> <title> <data:blog.pageTitle/> </title> <b:else/> <title> <data:blog.pageName/> </title> </b:if>
- Sau đó chọn Lưu mẫu.
- Chèn thêm thẻ Meta Keyword và Meta Description: Mặc định thì blogspot chưa có thẻ Meta keywords và Meta Description nên ta phải làm thủ công bằng cách chèn đoạn code sau nằm giữa cặp thẻ <HEAD>…</HEAD>
<b:if cond=’data:blog.pageType == "index"’> <title><data:blog.pageTitle/></title> <meta content=’Nhập mô tả chính của blog’ name=’description’/> <meta content=’Nhập từ khóa chính của blog’ name=’keywords’/> <b:else/> <title><data:blog.pageName/> – <data:blog.title/></title> <meta expr:content=’data:blog.pageName + ". Nhập mô tả chính của blog"’ name=’description’/> <meta expr:content=’data:blog.pageName + ", Nhập từ khóa chính của blog"’ name=’keywords’/> </b:if>
- Thay các dòng màu xanh trong đoạn mã trên.
- Chọn Lưu mẫu để hoàn thành
- Tối ưu hóa URL thân thiện: Điểm hạn chế trong URL của blogspot là hiển thị không hết các ký tự hay tiêu đề quá dài sẽ bị cắt ngắn tự động. Vậy làm sao để tối ưu được url thân thiện?
- Thêm mô tả tìm kiếm cho bài viết: Thêm đoạn code sau vào trong giữa cặp thẻ <HEAD>…</HEAD>
<b:if cond=’data:blog.metaDescription != ""’> <meta expr:content=’data:blog.metaDescription’ name=’description’/> </b:if>=> Click chọn Setting >> Search preferences tìm đến Custom robots header tags tick “Yes” sau đó lưu lại.
>>> Xem thêm: Tổng hợp tài liệu học SEO
Chúc bạn thành công!